Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 08 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập. Số lượng giết mổ trung bình/đêm: Lợn 1.200 – 1.300 con; Bò, bê 50 -60 con; gia cầm 5.500 – 6.000 con, trong đó Công ty TNHH MTV Chế biến thực phẩm Đà Nẵng (CSGM Đà Sơn) giết mổ chiếm tỉ lệ 80 – 85% gia súc và 15 -20% gia cầm. Trong những năm qua số lượng động vật của ngành chăn nuôi thành phố chỉ đáp khoảng 10% -150% nhu cầu thực phẩm, do vậy thành phố phải nhập khoảng 85%-90% số lượng gia súc, gia cầm từ các tỉnh khác về để giết mổ. Vì vậy, công tác kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ là một trong những bước quan trọng trong đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Quá trình này không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm thịt đến tay người tiêu dùng.
Quy trình kiểm tra vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ có nhiều mục tiêu và ý nghĩa quan trọng. Đầu tiên, nó giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời các bệnh dịch ở động vật có thể lây lan sang con người. Thứ hai, quy trình này đảm bảo rằng các sản phẩm từ động vật được chế biến đúng cách, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Cuối cùng, nó còn tạo ra niềm tin cho người tiêu dùng về chất lượng thực phẩm mà họ sử dụng hàng ngày.
Quy trình kiểm tra vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ, bao gồm các bước:
– Thực hiện kiểm tra, giám sát việc nhập động vật vào cơ sở để giết mổ đảm bảo động vật đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y
– Kiểm tra đánh giá tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị và môi trường làm việc; nhân viên thú y tiến hành kiểm tra hồ sơ, sổ sách ghi chép nguồn gốc động vật đưa vào giết mổ của cơ sở giết mổ; Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật theo quy định.
– Kiểm tra triệu chứng lâm sàng, thân nhiệt của động vật và chỉ cho phép giết mổ động vật đáp ứng được các yêu cầu sau: Động vật đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, không có triệu chứng bệnh lý bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y. Những động vật không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ và không được phép vào khu vực giết mổ.
– Giám sát quá trình giết mổ, đây là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình kiểm tra vệ sinh thú y. Trong quá trình này, nhân viên kiểm tra sẽ theo dõi từng bước của quy trình giết mổ để đảm bảo rằng mọi quy định về vệ sinh và an toàn thực phẩm được tuân thủ, bao gồm: Điều kiện vệ sinh của khu vực giết mổ, trang thiết bị, dụng cụ sử dụng và công nhân giết mổ.
– Kiểm tra sản phẩm sau khi giết mổ. Sau khi hoàn tất quá trình giết mổ, sản phẩm sẽ được kiểm tra thêm một lần nữa để đảm bảo rằng chúng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
– Kiểm tra, giám sát việc vệ sinh, khử trùng nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ sau ca giết mổ.
Quy trình kiểm tra vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Để quy trình này thực sự hiệu quả, cần có sự chung tay hợp tác giữa các cơ sở, chính quyền và cộng đồng. Chỉ khi tất cả cùng nhau hành động, chúng ta mới có thể xây dựng một môi trường an toàn và lành mạnh cho sức khỏe mọi người.