Trồng rau trên sân thượng không còn quá xa lạ với người dân, đặc biệt là người dân thành thị – không có đất canh tác. Với nhu cầu thị trường hiện nay, đặc biệt khi tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường, việc tự tay trồng lên và chăm sóc những khóm rau tươi tốt sẽ giúp mỗi hộ gia đình an tâm phần nào. Không chỉ đem đến nguồn thực phẩm an toàn mà việc trồng rau trên sân thượng còn giúp tiết kiệm được một phần chi phí sinh hoạt dành vào việc mua rau. Ngoài ra còn tạo tính thẩm mỹ cho cảnh quan ngôi nhà và điều hòa không khí, giúp ngôi nhà trở nên mát mẻ hơn.

Trồng rau trên sân thượng chỉ cần đơn giản những vật dụng sau: thùng xốp, đất, phân bón, dụng cụ làm vườn, bình tưới,… Tùy vào điều kiện mỗi nhà mà có thể áp dụng các mô hình trồng rau như mô hình thủy canh, mô hình khí canh, mô hình tháp trồng rau, mô hình giàn sắt,…

Một số mô hình trồng rau trên sân thượng dễ áp dụng:

  1. Trồng rau trên sân thượng bằng thùng xốp

Bạn có thể lựa chọn những loại chậu hoặc thùng xốp để trồng rau, giúp tiết kiệm chi phí. Một lựa ý trước khi trồng là nên đục lỗ để giúp rau thoát nước tốt hơn. Ngoài ra nếu lựa chọn mua tại những cửa hàng cây cảnh, bạn nên chọn những loại chậu có kích thước đa dạng, dễ dàng trồng được nhiều loại rau mà lại tiết kiệm không gian.

Trồng rau trong thùng xốp

2. Mô hình thủy canh

Đây là mô hình trồng rau trên sân thượng được nhiều hộ gia đình áp dụng nhiều nhất hiện nay. Khác với những mô hình trồng bằng đất, mô hình thủy canh giúp chủ động trong việc cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cây. Không chỉ thế, mô hình thủy canh cũng đem lại nâng suất và chất lượng tốt hơn so với các mô hình khác.

Với phương pháp này, rau sạch sẽ được trồng trên dung dịch thủy canh và giá thể, giúp chất dinh dưỡng cung cấp một cách nhanh gọn. Ngoài ra, với mô hình trồng rau thủy canh, bạn cũng không cần tốn công sức và thời gian cho việc di chuyển đất và phân bón. Thay vào đó, bạn sẽ sử dụng 2 bình thủy sinh, mỗi bình sử dụng được từ 1 đến 2 tháng tùy theo số lượng rau bạn trồng. Một ưu điểm nữa của phương pháp này chính là người trồng không mất quá nhiều thời gian cho việc lau dọn khu vườn của mình.

Vườn trồng rau thủy canh phổ biến hiện nay

3. Mô hình khí canh

Mô hình khí canh là một mô hình mới, đang được nhiều người tìm hiểu và áp dụng. Với phương pháp này, người trồng có thể tiết kiệm 100% đất trồng, 95% phân bón và 89% nước. Đây là mô hình không sử dụng đất, nước, thay vào đó là sử dụng những bụi dinh dưỡng có trong không khí. Mô hình này được đánh giá là chiếm ít diện tích canh tác, lại hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Đặc điểm của mô hình này là có rễ cây lơ lửng trong không khí và được giữ ẩm, cung cấp chất dinh dưỡng bằng phương pháp phun sương kết hợp với không khí xung quanh. Bên cạnh đó, nguyên tắc cơ bản của mô hình này là phun một màn sương giàu các chất dinh dưỡng lên củ hoặc lên rễ của cây, điều này giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng, giúp cây phát triển nhanh hơn.

Mô hình trồng rau khí canh

4. Mô hình tháp trồng rau

Ngoài thủy canh, mô hình tháp trồng rau cũng được người hộ gia đình áp dụng nhiều nhất hiện nay. Đây là phương pháp trồng rau phù hợp với những hộ gia đình có diện tích sân thượng nhỏ hẹp, mô hình sẽ giúp tiết kiệm tối đa khoảng không gian trồng rau. Một ưu điểm khác của mô hình là bạn có thể trồng nhiều loại rau trên cùng một tháp rau.

Ngoài ra, với những hộ gia đình muốn kết hợp nhiều mô hình trồng rau một lúc, phương pháp tháp rau sẽ vô cùng hiệu quả.

Tháp trồng rau trên sân thượng được nhiều người áp dụng

5. Mô hình trồng rau trên giàn sắt

Mô hình này được đánh giá là khá chắc chắn, khắc phục được vấn đề gió lớn tại sân thượng. Bạn có thể sử dụng những vật liệu như chậu hoặc thùng xốp để trồng. Bên cạnh đó, nếu muốn kết hợp trồng thêm giàn với mô hình này sẽ linh hoạt hơn. Tuy nhiên, mô hình này có nhược điểm là khá cồng kềnh, khó di chuyển, tốn kém chi phí, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi ứng dụng mô hình này.

Trồng rau trên sân thượng bằng mô hình giàn sắt

Cái quan trọng nhất để trồng được vụ rau tươi tốt đó là cần nắm rõ mùa vụ các loại rau, cách bón phân, tưới tiêu, chăm sóc,… để đem lại hiệu quả cao nhất.

Người dân Đà Nẵng có nhu cầu làm vườn có thể ghé Điểm tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và kết nối vật tư nông nghiệp tại địa chỉ Lô A2,16-18 Võ An Ninh, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Tại đây có đầy đủ các vật tư nông nghiệp, giống cây trồng và phân bón các loại./.

TRUNG TÂM DỊCH VỤ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG

204 CÁCH MẠNG THÁNG TÁM, KHUÊ TRUNG, CẨM LỆ, ĐÀ NẴNG

SĐT liên hệ: 0935.011.178 (anh Lực)

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *